TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

 

Bệnh đau mắt đỏ là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể gặp ở mọi đối tượng lứa tuổi khác nhau, bệnh thường gặp hơn vào mùa thu đông và có thể lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch đau mắt đỏ. Cùng Thành Phong Pharma tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh để chủ động phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe nhé!

  1. Bệnh đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng lớp màn trong suốt trên bề mặt của nhãn cầu và kết mạc mi mắt bị viêm nhiễm, mắt bị sưng, đỏ, kích ứng và có thể gây đau nhức hoặc ngứa.

Đây là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở mắt, bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, từ trẻ nhỏ, người trưởng thành đến người lớn tuổi. Bệnh rất dễ lây lan rộng thành dịch đau mắt đỏ, đặc biệt là trong thời điểm mùa hè đến cuối thu.

  1. Nguyên nhân gây đau mắt đỏ

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do vi rút. Một số nguyên nhân thường gặp như:

  • Đau mắt đỏ vì viêm kết mạc do nhiễm vi rút Adenovirus, Herpes,…đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây đau mắt đỏ.
  • Đau mắt đỏ do nhiễm vi khuẩn tụ cầu hay liên cầu khuẩn.
  • Đau mắt đỏ do dị ứng khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi, lông động vật, các loại thuốc, mỹ phẩm,…
  • Đau mắt đỏ do kích ứng khi bị bắn hóa chất hoặc dị vật vào mắt.
  1. Các triệu chứng bệnh đau mắt đỏ :
  • Đỏ một hoặc cả hai mắt;
  • Ngứa một hoặc cả hai mắt; cảm giác có sạn ở trong mắt;
  • Rỉ dịch ở một hoặc hai mắt; chảy nước mắt;
  • Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ.
  • Có thể kèm theo một số biểu hiện như: Sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, nổi hạch sau tai, họng đỏ

Các triệu chứng của đau mắt đỏ rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như viêm củng mạc, viêm nội nhãn, viêm loét giác mạc, tăng nhãn áp. Vì vậy, người bệnh khi nhận thấy triệu chứng bất thường ở mắt cần đến cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa mắt để được thăm khám, kiểm tra và có phương pháp điều trị phù hợp.

  1. Đau mắt đỏ lây như thế nào?

Bệnh đau mắt đỏ do nguyên nhân nhiễm vi rút, vi khuẩn rất dễ lây lan. Các con đường lây truyền đau mắt đỏ phổ biến như:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh khi ho, hắt hơi, nói chuyện,…
  • Tiếp xúc với các vật dụng cá nhân của người bệnh như bàn chải, khăn mặt, gối, điện thoại,…
  • Tiếp xúc với các vật dụng chung như tay nắm cửa, chìa khóa, đồ chơi,…
  • Sử dụng kính áp tròng nhưng vệ sinh kính không đúng cách;
  • Thói quen hay dụi mắt, đưa tay lên miệng, mũi cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh;
  • Môi trường công sở, trường học, khu vực công cộng là những nơi dễ khiến bệnh lây nhanh.
  1. Cần làm gì khi bị đau mắt đỏ?
  • Chườm lạnh nhằm làm giảm cảm giác khó chịu mắt, sưng mi mắt;
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn;
  • Không dùng chung vật dụng như ly, bát, khăn mặt với người khác;
  • Tránh dụi mắt, không đi bơi;
  • Nên nghỉ học, nghỉ làm trong 1 tuần để tránh lây lan.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt.

Người bệnh nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vitamin từ trái cây, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và hạn chế sử dụng thiết bị điện tử để mắt được nghỉ ngơi và hồi phục hiệu quả hơn.

Bệnh đau mắt đỏ thường tự khỏi, tuy nhiên nếu như không điều trị và chăm sóc đúng cách có thể khiến bệnh kéo dài. Lâu dần làm ảnh hưởng đến giác mạc và gây ra suy giảm thị lực.

  1. Một số biện pháp phòng ngừa đau mắt đỏ
  • Giữ gìn vệ sinh mắt và vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh mắt mỗi ngày với nước muối sinh lý 0.9%;
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân;
  • Sử dụng kính chắn bụi, gió khi ra ngoài;
  • Khi vào mùa dịch nên hạn chế tiếp xúc tại những nơi đông người, đeo khẩu trang khi ra ngoài;
  • Có chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và các khoáng chất trong trái cây;
  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, không gian sống thoáng mát và sạch sẽ.

Nếu trong gia đình có người bị đau mắt đỏ thì cần được cách ly hợp lý, đeo khẩu trang kể cả khi không ra ngoài, tránh tiếp xúc với những người xung quanh.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

081 973 0088