PHỤC HỒI SỨC KHỎE SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN 2024

 

Sau hơn hai tuần của kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 với thời tiết trở lạnh đột ngột sẽ dễ mắc phải các bệnh về hô hấp hay các bệnh về đường tiêu hoá do thường xuyên ăn đồ cay nóng, dầu mỡ trong dịp Tết. Hãy cùng TP Pharma điểm qua một số vấn đề và cách cải thiện các tình trạng sức khỏe thường gặp trong bài viết sau đây nhé!

  1. Một số vấn đề về sức khỏe có thể gặp sau Tết

Bệnh lý đường tiêu hóa

Nguyên nhân:

Thay đổi chế độ ăn uống: Trong những ngày Tết, chúng ta thường ăn nhiều hơn bình thường, đặc biệt là các món ăn giàu đạm, béo, cay nóng. Việc nạp quá nhiều thức ăn khó tiêu hóa có thể khiến hệ tiêu hóa quá tải, dẫn đến các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, trào ngược axit.

Thay đổi giờ giấc sinh hoạt: Việc thức khuya, dậy sớm để chúc Tết, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí có thể khiến bạn thiếu ngủ, dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Lạm dụng rượu bia: Rượu bia là thức uống không thể thiếu trong những ngày Tết. Tuy nhiên, việc lạm dụng rượu bia có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày.

Cách khắc phục:

Ăn uống khoa học: Sau Tết, bạn nên ăn uống điều độ, chia thành nhiều bữa nhỏ, hạn chế ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng. Nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp vitamin và chất xơ cho cơ thể.

Uống nhiều nước: Nước giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Nên uống nước lọc hoặc trà thảo mộc, hạn chế uống nước ngọt có ga.

Ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên: Ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi, giảm stress, từ đó giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tập thể dục thường xuyên cũng giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện hệ tiêu hóa.

Tránh lạm dụng rượu bia: Rượu bia có thể gây hại cho hệ tiêu hóa. Do vậy, bạn nên hạn chế uống rượu bia để tránh các tình trạng viêm loét hay trào ngược dạ dày.

Bổ sung nhiều chất xơ tránh đồ dầu mỡ sẽ tốt cho hệ tiêu hoá

Các bệnh lý về đường hô hấp

Nguyên nhân:

Thời tiết: Khí lạnh kết hợp mưa, tạo môi trường ẩm ướt thuận lợi cho nấm mốc, côn trùng và bụi phát triển.

Môi trường: Hoạt động giao lưu, tụ tập, vui chơi đông người trong dịp Tết cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh hô hấp.

Cách khắc phục:

Giữ ấm cơ thể, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.

Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, hạn chế nấm mốc và côn trùng phát triển.

Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài, đặc biệt khi đến nơi đông người.

Theo dõi sức khỏe, nếu có triệu chứng bất thường cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Đeo khẩu trang ở nơi đông người giúp hạn chế lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp

Các bệnh lý về xương khớp

Nguyên nhân:

Những hoạt động náo nhiệt trong dịp lễ Tết cùng với chế độ ăn uống nhiều đạm, thịt mỡ, bia rượu có thể khiến bạn gặp vấn đề về xương khớp vì những thực phẩm này làm tăng Axit Uric trong máu, dẫn đến các bệnh lý như viêm khớp do gout, đau nhức xương khớp. Thêm vào đó, thời tiết se lạnh đầu xuân cũng dễ khiến các bệnh lý này tái phát, gây sưng đau khớp, đặc biệt vào buổi sáng.

Cách khắc phục:

Ăn uống cân bằng, hạn chế thức ăn nhiều đạm, thịt mỡ, bia rượu.

Tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe.

Giữ ấm cơ thể, tránh gió lạnh.

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tốt cho xương khớp nếu cần thiết.

Người lớn tuổi nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng để tránh tình trạng đau khớp khi trời trở lạnh

Các bệnh lý nền trở nặng

Một số ảnh hưởng đến bệnh lý nền như:

Đái tháo đường: Ăn nhiều thức ăn ngọt, béo ngậy có thể khiến đường huyết tăng cao, dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường.

Tăng huyết áp: Sử dụng nhiều bia rượu, thức ăn mặn có thể khiến huyết áp tăng cao, gây nguy cơ đột quỵ, tai biến mạch máu não.

Tim mạch: Chế độ ăn uống thiếu khoa học cùng với việc lười vận động có thể làm tăng cholesterol, mỡ trong máu, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.

Cách khắc phục:

Tuân thủ chế độ ăn uống: Ăn uống điều độ, hạn chế thức ăn ngọt, béo ngậy, mặn, ưu tiên rau xanh và trái cây.

Duy trì tập luyện: Tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng và kiểm soát bệnh tốt hơn.

Sử dụng thuốc đúng liều lượng: Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý ngưng hoặc thay đổi liều lượng.

Theo dõi sức khỏe thường xuyên: Thường xuyên kiểm tra đường huyết, huyết áp để phát hiện sớm các biến chứng.

  1. Lưu ý về chế độ sinh hoạt

Chế độ ăn uống

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Ăn uống điều độ, ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, vitamin. Bổ sung Omega-3 từ cá ngừ, rau xanh, hạt óc chó, cá hồi… để cải thiện sức khỏe và tâm trạng.

Uống đủ nước: Nước giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa. Hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Chế độ sinh hoạt

Ngủ đủ giấc: Ngủ từ 6-8 tiếng mỗi ngày để cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng.

Hạn chế thức khuya, ngủ nướng: Tránh sử dụng thiết bị di động, xem tivi trước khi ngủ để đảm bảo giấc ngủ ngon.

Tập luyện thể thao

Duy trì tập luyện: Giúp giảm lượng calo dư thừa sau Tết, tăng cường sức khỏe và cải thiện hệ tiêu hóa.

Dành 30 phút mỗi ngày: Tập luyện các môn thể dục phù hợp với sở thích và sức khỏe của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

081 973 0088