Ung thư tuyến giáp là một trong những loại bệnh ung thư phổ biến tại Việt Nam, đây là bệnh có tỷ lệ chữa khỏi cao nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời.
Kiểm tra sức khỏe ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp giai giai đoạn 1
Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh trong đó các tế bào ác tính (ung thư) hình thành từ các tế bào của tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp có 4 dạng gồm ung thư nhú, ung thư nang, thể tủy và ung thư không biệt hóa.
Bệnh ung thư này có tốc độ phát triển chậm, nếu được phát hiện và điều trị sớm thì tỷ lệ khỏi bệnh rất cao, cơ hội sống trên 5 năm cho các bệnh nhân là gần 100%. Do đó, bạn cần nhận biết các dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu để kịp thời tầm soát và điều trị nếu mắc bệnh.
Dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu thường rất ít và không rõ ràng nên rất khó nhận biết. Phần lớn người mắc bệnh nhận biết sớm thường được phát hiện một cách tình cờ khi khám sức khỏe. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết ung thư tuyến giáp sớm thông qua các triệu chứng như sau:
- Xuất hiện hạch ở vùng cổ: Hạch thường nhỏ, mềm, di động;
- Xuất hiện khối u bất thường ở cổ, cổ bị sưng;
- Đau cổ, vị trí đau có thể là ở trước cổ hoặc lan ra phía sau tai;
- Mệt mỏi, ho liên tục và kéo dài không phải nguyên nhân cảm lạnh. Sụt cân rõ rệt không có nguyên nhân cụ thể;
- Khàn tiếng, giọng nói thay đổi: Khối u tuyến giáp có thể chèn vào thần thanh quản, khí quản, thần kinh thanh quản, khiến bệnh nhân khàn giọng, thậm chí khò khè, khó thở.
- Khó nuốt, nuốt vướng: U ác tuyến giáp có thể chèn ép vào thực quản ảnh hưởng việc nuốt thức ăn.
Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện một trong những triệu chứng bất thường kể trên, bạn hãy đến ngay cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời. Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe của mình, nhất là các đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến giáp.
Đối tượng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp
- Tiền sử gia đình có người bị ung thư tuyến giáp;
- Nữ giới, tỷ lệ nữ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn nam giới;
- Độ tuổi từ 30 – 50 tuổi, tuổi càng cao nguy cơ ung thư tuyến giáp càng tăng, lưu ý độ tuổi mắc ung thư tuyến giáp có xu hướng ngày càng trẻ hóa;
- Người thường xuyên tiếp xúc với bất kỳ loại bức xạ;
- Người mắc các bệnh khác lý về tuyến giáp.
Làm gì khi nghi ngờ mắc ung thư tuyến giáp?
Ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi và tỷ lệ tái phát ung thư thấp nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Mặc dù các triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu không rõ ràng, nhưng khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường ở cơ thể, bạn cần đi khám tổng quát và khám chuyên khoa ngay lập tức, để có thể phát hiện ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu một cách sớm nhất.
Triệu chứng ung thư tuyến giáp dễ nhầm lẫn với các bệnh như ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, ung thư thực quản,…Vì vậy, người bệnh cần thăm khám tại bệnh viện để được thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt.
Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp
Phát hiện sớm và điều trị kịp thời, thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư tuyến giáp trong vòng 10 năm là gần 100% và tỷ lệ tử vong rất thấp. Khi người bệnh xác định bị ung thư tuyến giáp, tùy theo giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe thực tế, người bệnh sẽ được lên phác đồ điều trị phù hợp.
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp: Tùy từng trường hợp cụ thể, bệnh nhân được chỉ định cắt 1 phần hoặc toàn bộ tuyến giáp kết hợp nạo vét hạch cổ (nếu có).
Xạ trị cùng với i-ốt phóng xạ (điều trị I-131): Phương pháp thường được chỉ định sau khi bệnh nhân ung thư tuyến giáp dạng biệt hóa đã phẫu thuật tuyến giáp, còn sót tế bào ác tính sau phẫu thuật, bệnh đã di căn xa và các trường hợp ung thư đã xâm lấn tại chỗ.
Điều trị nội tiết: Sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp cũng như điều trị I-131, trong nhiều năm tiếp theo để ức chế những tế bào ung thư còn lại, giúp làm chậm thời gian tái phát của bệnh hoặc không cho nó tái phát nữa, người bệnh có thể cần bổ sung hormone tuyến giáp đã bị thiếu hụt. Liều lượng cụ thể sẽ được bác sĩ theo bác sĩ chỉ định đối với tình trạng sức khỏe từng bệnh nhân. Liệu pháp hormon thay thế cũng được chỉ định sau khi cắt toàn bộ tuyến giáp hoặc có di căn lan tràn sau khi điều trị triệt căn thất bại.
Để nhanh phục hồi sức khỏe sau điều trị ung thư tuyến giáp, người bệnh cần kết hợp chế độ nghỉ ngơi, vận động thể thao nhẹ nhàng và chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi sức khỏe tốt nhất.
Nguồn: Tổng hợp