Đau mắt đỏ là tình trạng gây viêm kết mạc ở mắt. Khi bị bệnh này người bệnh nên kiêng một số món như rau muống, hải sản, đồ ăn nhiều mỡ động vật, chất kích thích,… để nhanh chóng cải thiện được tình trạng bệnh. Hãy cùng đi tìm hiểu một số thông tin xoay quanh việc đau mắt đỏ kiêng ăn gì nhé!
- Đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ còn được gọi là viêm kết mạc, là tình trạng lớp màng trong suốt trên bề mặt của nhãn cầu (lòng trắng) bị viêm, sưng lên và các mạch máu nhỏ trong kết mạc bị kích thích.
Đau mắt đỏ có thể do vi khuẩn (thường gặp ở trẻ em), do virus (thường gặp ở người lớn), do dị ứng, do độc chất,… hoặc do tuyến lệ chưa phát triển hoàn thiện ở trẻ sơ sinh. Bệnh có khả năng lây truyền cho người khác, gây khó chịu cho mắt nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực.
Tuy nhiên, ở người lớn vì đa số đau mắt đỏ do nguyên nhân virus, nên bệnh sẽ tự giới hạn, nhưng thời gian có thể kéo dài từ 1 – 3 tuần, triệu chứng có thể nặng nề trong 5 – 7 ngày đầu.
- Nguyên nhân đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ xảy ra khi các mạch máu trong kết mạc bị viêm, khiến chúng hiện lên rõ hơn.
Nguyên nhân gây viêm có thể bao gồm:
- Virus: Virus là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh đau mắt đỏ ở người lớn. Đại đa số trường hợp là do virus adenovirus hoặc virus herpes simplex và virus varicella-zoster gây ra.
- Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn phổ biến gây viêm kết mạc do vi khuẩn bao gồm Staphylococcus aureus, Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumonia và Pseudomonas aeruginosa.
- Dị ứng: Khi chất gây dị ứng như nấm mốc, phấn hoa,… tấn công vào mắt của bạn, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể IgE giải phóng ra các chất gây viêm.
- Chất gây kích ứng: Các chất bao gồm dầu gội đầu, mỹ phẩm, kính áp tròng, bụi bẩn, khói và thuốc tẩy ở hồ bơi có thể làm kích thích mắt gây ra tình trạng đau mắt đỏ.
- Vật thể lạ như bụi bẩn, cát,… kẹt trong mắt cũng kích thích, dẫn tới tình trạng đau mắt đỏ.
- Bệnh tự miễn dịch: Tuy hiếm xảy ra nhưng bệnh tự miễn cũng là một trong các yếu tố nguy cơ của bệnh đau mắt đỏ.
- Các biểu hiện của đau mắt đỏ
Các triệu chứng của đau mắt đỏ bao gồm:
- Đỏ trong giác mạc hoặc mí mắt bên trong.
- Chảy nước mắt nhiều hơn.
- Dịch tiết màu vàng, khi khô lại thì đóng vảy trên lông mi, đặc biệt là sau khi ngủ dậy.
- Dịch màu xanh lá cây hoặc trắng chảy ra từ mắt.
- Cảm giác khó chịu, cộm ở một hoặc cả hai mắt.
- Ngứa mắt (đặc biệt là đau mắt đỏ do dị ứng).
- Nóng rát mắt (đặc biệt là đau mắt đỏ do hóa chất, chất kích ứng).
- Mờ mắt, nhạy cảm hơn với ánh sáng, sưng mí mắt hoặc có vết rách ở lòng trắng mắt đỏ.
- Bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì?
Đau mắt đỏ là một bệnh lý viêm nhiễm do đó người bệnh cần tránh những thực phẩm khiến quá trình viêm trở nên nặng nề hơn: Thực phẩm chứa nhiều axit béo, thức ăn chứa nhiều đường, rượu bia và nước ngọt, thực phẩm đóng hộp,…
Đồ ăn cay nóng
Bệnh nhân bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn những loại thực phẩm chứa gia vị cay nóng dễ khiến cho thần kinh thị giác bị kích thích như ớt, gừng, tỏi, tiêu,… Ngoài ra, bị đau mắt đỏ cũng nên hạn chế các loại thịt có tính nóng như thịt chó, thịt dê và thịt cừu.
Thủy, hải sản có mùi tanh
Thủy, hải sản như cá, cua, tôm, ốc, ngao, ghẹ,… có nhiều chất dễ gây kích ứng vùng da quanh mắt trong thời kỳ mắc bệnh đau mắt đỏ. Vì vậy, người bệnh cần kiêng những món ăn có nguồn gốc thủy, hải sản để tránh tình trạng tái nhiễm trùng ở kết mạc, làm kéo dài thời gian hồi phục bệnh.
Chất kích thích
Các chất kích thích bao gồm bia, rượu, thuốc lá, cà phê, trà,… khi được sử dụng sẽ sản sinh ra nhiều gốc tự do gây hại đối với cơ thể con người kể cả khi khỏe mạnh.
Khi bị đau mắt đỏ, sức đề kháng lúc này yếu đi, nếu người bệnh cứ tiếp tục sử dụng những chất trên, có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn hay thậm chí dẫn tới các biến chứng khó lường khác.
Nước uống có ga
Trong nước ngọt có ga chứa rất nhiều đường và chất tạo màu không tốt cho sức khỏe. Còn đối với người đau mắt đỏ, việc sử dụng các loại đồ uống có ga có thể làm chỉ số đường huyết đột ngột tăng cao dễ gây ra hiện tượng hoa mắt chóng mặt thường chỉ xảy ra ở người đã có rối loạn chuyển hóa đường huyết.
- Bị đau mắt đỏ nên ăn gì?
Rau màu xanh
Các loại rau có màu xanh như súp lơ, cải thìa, cải bó xôi, cải xanh, rau chân vịt,… được cho là chứa nhiều chất chống oxy hóa carotenoid, đặc biệt là lutein và zeaxanthin. Các chất này được tìm thấy nhiều trong võng mạc với vai trò tăng cường khả năng nhìn rõ các chi tiết của mắt.
Ăn nhiều các loại rau màu xanh cũng hạn chế được tình trạng bị khô, nhức mỏi mắt từ đó hỗ trợ nhiều hơn cho quá trình hồi phục của người bệnh đau mắt đỏ.
Các loại quả mọng nước
Các loại quả mọng nước có vị chua như việt quốc, dâu, quýt, bưởi, nho, cam,… chứa nhiều chất xơ và các loại vitamin kết hợp cùng hoạt chất polyphenol chống oxy hóa rất tốt cho mắt.
Đặc biệt ở việt quất có chứa hàm lượng lớn anthocyanin có khả năng phòng chống tình trạng viêm, nhiễm trùng ở mắt. Chính vì vậy, người bệnh đau mắt đỏ nên bổ sung loại trái cây này trong thực đơn hàng ngày để nâng cao quá trình phục hồi của mắt.
Cà rốt
Cà rốt có hàm lượng beta carotene rất cao cùng khả năng chuyển hóa thành vitamin A, loại vitamin rất tốt cho mắt, đặc biệt sẽ giúp võng mạc khỏe mạnh hơn. Người bệnh đau mắt đỏ nên ăn nhiều cà rốt để giúp cho quá trình hồi phục ở mắt hiệu quả hơn.
Ớt chuông cam
Trong 32 loại rau củ trong một nghiên cứu, các chuyên gia dinh dưỡng ở nước Anh đã công nhận rằng ớt chuông cam là loại có hàm lượng zeaxanthin cao nhất. Vì vậy, người bệnh nên bổ xung thêm loại ớt này trong thực đơn hằng ngày.
Lòng đỏ trứng gà
Bên trong lòng đỏ của quả trứng gà có chứa một lượng lutein và zeaxanthin tuy không cao nhưng nó có nhiều các loại chất béo, chất đạm lành mạnh nên bổ sung nhiều cho cơ thể.
Thành phần của lòng đỏ còn có khả năng giúp cho người bệnh hấp thu tốt các chất dinh dưỡng có lợi cho mắt. Vì vậy người bị bệnh này nên ăn lòng đỏ trứng gà.
Nhóm thực phẩm giàu astaxanthin
Trong thịt bò còn có những hợp chất chống oxy hóa astaxanthin giúp chống lại các bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn Haemophilus influenzae xâm nhập vào mắt. Các loại giáp xác, nhuyễn thể, cá hồi, tảo biển thuộc nhóm giàu astaxanthin hơn.
Các loại cá nước lạnh
Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi,… có môi trường sống ở vùng nước lạnh thường có rất nhiều omega – 3. Hoạt chất này có khả năng giảm viêm, sưng, đau và duy trì độ ẩm cho mắt, nhờ vậy giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng đau mắt đỏ.
Quả lý chua đen
Quả lý chua đen thường sống ở vùng khí hậu ôn đới và ôn hòa. Đây là một loại quả rất giàu vitamin C, chất chống oxy hóa và đặc biệt là hàm lượng anthocyanin rất cao, dao động từ 190 – 270 mg cho 100g quả này. Nhờ vậy, quả lý chua đen có khả năng ngăn ngừa tình trạng viêm ở bệnh đau mắt đỏ rất hiệu quả.
- Các lưu ý giúp nhanh khỏi bệnh
Ngoài việc chú ý đến thực đơn hằng ngày, để bệnh đau mắt đỏ nhanh khỏi, bạn cần phải giữ vệ sinh cơ thể thật tốt.
Dưới đây là một số cách để giúp bệnh đau mắt đỏ mau khỏi bao gồm:
- Tập thói quen thường xuyên rửa tay thật sạch.
- Thường xuyên giặt sạch khăn tắm và khăn lau hàng ngày.
- Không dùng chung khăn tắm và khăn mặt với người khác.
- Nên thay đổi chăn ga và vỏ gối thường xuyên.
- Không dùng đồ trang điểm và sản phẩm chăm sóc mắt với người khác.
- Sử dụng khẩu trang, mắt kiếng khi ra ngoài để tránh bụi hay chất kích ứng bay vào mắt, tránh chạm hay dụi mắt.
- Bổ sung lau mắt và ủ mắt bằng khăn nước ấm.
- Chú ý vệ sinh mắt thường xuyên: Sử dụng nước nhỏ mắt, tuy nhiên cần lưu ý nếu chưa biết rõ nguyên nhân gây đau mắt đỏ thì chỉ dùng nước muối sinh lý, nước mắt nhân tạo để vệ sinh.
- Để mắt được nghỉ ngơi, tránh điều tiết mắt quá nhiều gây mỏi mệt cho mắt.