THÓI QUEN ĐƠN GIẢN GIÚP LÁ PHỔI KHỎE MẠNH

 

Phổi là cơ quan hô hấp chính, đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe mỗi người.  Là cơ quan giúp trao đổi khí của cơ thể, cung cấp lượng oxy cần thiết cho cơ thể và đào thải khí CO2 ra ngoài. Phổi rất dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây bệnh trong và ngoài cơ thể. Để có một lá phổi khỏe mạnh, TP Pharma chia sẻ cho bạn vài cách để chăm sóc lá phổi hằng ngày nhé!

Dưới đây là cách chăm sóc phổi hằng ngày:

  1. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên khoảng 20-30 phút mỗi ngày làm tăng lưu thông máu, trao đổi khí. Trong quá trình luyện tập, tim sẽ đập nhanh hơn, phổi cũng hoạt động mạnh hơn để cung cấp khí oxy cho cơ thể và loại bỏ CO2. Các bài tập như đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe, bơi lội… hỗ trợ quá trình giãn ra – co lại của xương sườn, đẩy nhanh hoạt động của túi khí trong phổi.

Ở người thừa cân, mỡ thừa vùng bụng thường ức chế khả năng co rút của cơ hoành, hạn chế sự mở rộng của phổi, dễ gây khó thở. Tập thể dục thường xuyên sẽ giảm nguy cơ béo phì. Bạn nên tránh tập thể dục ở khu vực có mật độ giao thông cao hoặc khi chất lượng không khí kém.

  1. Tránh khói thuốc lá

Hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc thụ động đều gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe. Thuốc lá chứa khoảng 600 thành phần. Khi đốt cháy, chúng tạo ra hơn 7.000 chất hóa học, ít nhất 69 loại trong số đó là chất độc hại có khả năng gây ung thư. Các nghiên cứu chỉ ra khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi là người hút thuốc thường xuyên hoặc liên tục tiếp xúc với khói thuốc lá.

Tiếp xúc lâu dài với khói thuốc làm phế nang mất tính đàn hồi, dung tích phổi thu hẹp, khiến không khí di chuyển khó khăn. Nicotin có thể làm tê liệt lông mao, khiến chất nhầy và chất độc tích tụ tại phổi, gây tắc nghẽn phổi. Oxy không được cung cấp đủ cho cơ thể khiến người hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc bị khó thở, ho dai dẳng, nguy cơ cao bị viêm phế quản, viêm phổi…

  1. Uống đủ nước

Cơ thể thiếu nước làm khô các màng nhầy trong phổi, ảnh hưởng đường thở. Uống đủ nước làm tăng lưu thông máu, loại bỏ những độc tố, giúp phổi khỏe mạnh. Theo bác sĩ Lan, người trưởng thành khỏe mạnh nên uống khoảng 8 cốc nước 237ml mỗi ngày, chia làm nhiều lần. Uống nước ấm và hít hơi nóng trong nước ấm có thể giúp thông thoáng đường hô hấp. Nước lạnh có thể khiến niêm mạc đường hô hấp bị co lại hoặc phù nề, xung huyết, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn tấn công đường hô hấp trên.

Uống đủ nước làm tăng lưu thông máu, loại bỏ những độc tố và bảo vệ phổi khỏe mạnh.

  1. Kiểm soát căng thẳng

Khi căng thẳng, cơ thể giải phóng ra hormone adrenaline và cortisol, khiến bạn thở nhanh, không sâu. Với những người có bệnh nền như COPD, hen suyễn, không khí khó lưu thông vào – ra kém hơn bình thường nên tình trạng này có thể gây khó thở. Ngoài ra, việc giải phóng nhiều cortisol khi bị stress cũng tăng cảm giác thèm ăn, dễ béo phì. Ở những người hay hút thuốc, stress cũng khiến họ thèm hút thuốc hơn. Mỗi người có thể giảm căng thẳng bằng cách ngủ đủ giấc vào ban đêm, tập thở chậm, sâu; dành thời gian cho bạn bè, gia đình…

  1. Luyện hít thở sâu

 

Hít thở sâu giúp xoa dịu cảm giác lo lắng, thúc đẩy quá trình trao đổi khí hiệu quả. Bạn có thể luyện các bài tập thở sâu khoảng 5-10 phút mỗi ngày trong tình trạng sức khỏe bình thường để cải thiện hoạt động của phổi.

Thở mím môi: Tư thế nằm hoặc ngồi thoải mái, thả lỏng cổ và vai, toàn thân thư giãn, tinh thần thư giãn; hít vào chậm qua mũi (tốt nhất nên kết hợp thở cơ hoành); sau đó từ từ thở ra với môi chúm lại như đang huýt sáo, thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào.

Thở bằng cơ hoành: Nằm ngửa hoặc ngồi thoải mái, thả lỏng cổ và vai, toàn thân thư giãn; đặt một bàn tay lên bụng và đặt bàn tay còn lại lên ngực; hít vào chậm, đều qua mũi sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác bụng phình lên; lồng ngực không di chuyển; hóp bụng lại dần theo nhịp thở chậm qua miệng và bàn tay trên bụng có cảm giác lõm xuống; tập thở sâu, từ từ, tăng dần mỗi ngày và không quá sức.

  1. Giữ vệ sinh sạch sẽ

Một số bệnh hô hấp truyền nhiễm như cúm, Covid-19, viêm phổi, ho gà, RSV, cảm lạnh thông thường… gây hại phổi. Rửa tay thường xuyên trước và sau khi tiếp xúc với người khác, chuẩn bị thức ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hô hấp. Mỗi người chủ động tiêm vaccine phòng Covid 19, cúm, phế cầu, ho gà…

  1. Hạn chế uống rượu, ưu tiên một số loại thực phẩm

Uống quá nhiều rượu làm giảm nồng độ oxit nitric, chất đóng vai trò cơ bản trong hệ thống miễn dịch. Nếu cơ thể không có đủ chất này, người uống rượu bia sẽ dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn.

Chế độ ăn nhiều rau và trái cây giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư, đặc biệt là ung thư phổi. Để ngăn ngừa ung thư, nên ăn cà rốt sống, táo và các loại cây họ cải như bắp cải…

  1. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm vấn đề từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả. Điều này đặc biệt đúng đối với bệnh phổi bởi bệnh lý liên quan đến cơ quan này thường không xuất hiện triệu chứng rõ ràng.

  1. Bổ sung thực phẩm chức năng

Thực Phẩm BVSK Bổ phổi Ánh Dương là một sản phẩm chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, chú trọng vào việc củng cố và bảo vệ sức khỏe của hệ hô hấp. Trong đó, việc sử dụng các thành phần tự nhiên có tác dụng giảm ho, tiêu đờm, giảm viêm là một phần quan trọng.

Các thành phần chính của Bổ phổi Ánh Dương  bao gồm:

✔️ 𝐂𝐚𝐨 𝐁𝐚́𝐜𝐡 𝐁𝐨̣̂ (𝐒𝐭𝐞𝐦𝐨𝐧𝐚 𝐭𝐮𝐛𝐞𝐫𝐨𝐬𝐚) 𝟏𝟎𝟎𝟎𝐦𝐠:

Bách Bộ thường được sử dụng để hỗ trợ hệ hô hấp, giúp làm sạch phế quản và làm dịu các triệu chứng ho, tiêu đờm.

✔️ 𝑪𝒂𝒐 𝑿𝒂̣ 𝑪𝒂𝒏 (𝑩𝒆𝒍𝒂𝒎𝒄𝒂𝒏𝒅𝒂 𝒄𝒉𝒊𝒏𝒆𝒏𝒔𝒊𝒔) 𝟏𝟎𝟎𝟎𝐦𝐠:

Xạ Can có tính chất thanh nhiệt và giảm viêm, thường được dùng để giúp làm dịu các vấn đề viêm nhiễm trong hệ hô hấp và đồng thời hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.

✔️ 𝐂𝐚𝐨 𝐌𝐚̣𝐜𝐡 𝐌𝐨̂𝐧 (𝐎𝐩𝐡𝐢𝐨𝐩𝐨𝐠𝐨𝐧 𝐣𝐚𝐩𝐨𝐧𝐢𝐜𝐮𝐬) 𝟏𝟎𝟎𝟎𝐦𝐠:

Mạch Môn có tác dụng bổ phế, giúp làm mát phổi và giảm tiêu chảy, thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị ho và khó thở.

✔️ 𝐂𝐚𝐨 𝐂𝐚𝐦 𝐓𝐡𝐚̉𝐨 (𝐆𝐥𝐲𝐜𝐲𝐫𝐫𝐡𝐢𝐳𝐚 𝐮𝐫𝐚𝐥𝐞𝐧𝐬𝐢𝐬) 𝟔𝟎𝟎𝐦𝐠:

Cam Thảo có tính chất chống viêm và giúp làm dịu đường hô hấp, giảm ho và tiêu đờm. Nó cũng thường được sử dụng để làm dịu các vấn đề dạ dày.

✔️ 𝐂𝐚𝐨 𝐓𝐫𝐚̂̀𝐧 𝐁𝐢̀ (𝐏𝐞𝐫𝐢𝐜𝐚𝐫𝐩𝐢𝐮𝐦 𝐂𝐢𝐭𝐫𝐢 𝐝𝐞𝐥𝐢𝐜𝐢𝐨𝐬𝐚) 𝟔𝟎𝟎𝐦𝐠:

Trần Bì có tác dụng giúp tiêu hóa và giảm viêm nhiễm, thường được dùng để hỗ trợ điều trị ho, viêm họng và tiêu chảy.

✔️ 𝐂𝐚𝐨 𝐂𝐚́𝐭 𝐂𝐚́𝐧𝐡 (𝐏𝐥𝐚𝐭𝐲𝐜𝐨𝐝𝐨𝐧 𝐠𝐫𝐚𝐧𝐝𝐢𝐟𝐥𝐨𝐫𝐮𝐦) 𝟔𝟎𝟎𝐦𝐠:

Cát Cánh có tác dụng giảm viêm, giảm đau và làm dịu họng, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh đường hô hấp.

✔️ 𝐂𝐚𝐨 𝐆𝐮̛̀𝐧𝐠 (𝐙𝐢𝐧𝐠𝐢𝐛𝐞𝐫 𝐨𝐟𝐟𝐢𝐜𝐢𝐧𝐚𝐥𝐞) 𝟓𝟎𝟎𝐦𝐠:

Gừng thường được sử dụng để làm dịu các vấn đề tiêu hóa và có tính chất giảm viêm, giúp hỗ trợ quá trình điều trị ho và tiêu đờm.

Những thành phần trên thường được kết hợp theo công thức truyền thống trong y học cổ truyền để tạo thành sản phẩm hỗ trợ sức khỏe, đặc biệt là trong việc bảo vệ và cải thiện sức khỏe hệ hô hấp. Tuy nhiên, việc sử dụng cần được tư vấn từ người chuyên môn để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe cá nhân.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

081 973 0088